About team Maydongphuc Asia

In Nhiệt Là Gì - Tìm Hiểu Phương Pháp In Chuyển Nhiệt

In chuyển nhiệt (thermal transfer printing) là một trong ba nhánh của công nghệ In Nhiệt gồm: chuyển nhiệt (thermal transfer), nhuộm thăng hoa nhiệt (thermal dye sublimation) và chuyển sáp nhiệt (thermal wax transfer). 

In Nhiệt Là Gì - Tìm Hiểu Phương Pháp In Chuyển Nhiệt


Công nghệ In Chuyển Nhiệt được phát minh bởi tập đoàn SATO (Nhật Bản) với máy in nhãn chuyển nhiệt đầu tiên trên thế giới (SATO M-2311) được trình làng vào năm 1981.
In chuyển nhiệt là phương pháp in kỹ thuật số được áp dụng cho giấy và một số vật liệu khác bằng cách làm nóng lớp phủ ribbon để nó dính vào vật liệu cần in. 

In Chuyển Nhiệt thường được ưu tiên hơn so với In Nhiệt trực tiếp (direct thermal printing) nhờ khả năng tạo ra những hình ảnh có chất lượng cao, màu sắc đa dạng và bền màu.

In chuyển nhiệt trong in vải và in áo thun được chia thành hai công đoạn chính là in hình ảnh lên giấy In Chuyển Nhiệt (hay giấy in nhiệt) và ép nhiệt để chuyển những hình ảnh đã in từ giấy In Chuyển Nhiệt ra vật liệu cần in.

In chuyển nhiệt là?



Chất liệu mực in chuyển nhiệt

Mực in được xem là một trong những vật liệu quan trọng nhất của quy trình chuyển nhiệt lên áo. Tùy theo từng loại máy in mà bạn có thể chọn những loại mực khác nhau. Thông thường, nếu in bằng máy Epson thì cần loại giấy chuyển nhiệt và mực chuyển nhiệt của máy đó. Nếu in bằng máy Offset chỉ cần dùng giấy Fo 70.

Chất liệu vải

Đối với máy offset thì chỉ in được trên vải thun có 60% poly, ngược lại, với máy in Epson thì nên in trên chất liệu vải coton là tốt nhất.

Nhiệt độ máy ép

Để hình ảnh được sắc nét, mực in đều màu, bạn cần để nhiệt độ máy ép ở mức 200 độ C. Áp lực máy ép phải cân đối khổ vải và vừa đủ.

Thời gian ép

Bạn cần để thời gian ép 30 giây cho vải mỏng và 40 giây cho vải dày. Trước khi in thành phẩm phải thử chú ý tới màu sắc vì thực tế hình trên giấy bao cũng mờ hơn. Cách tốt nhất bạn nên phải thử trên vải vụn trước khi in trên áo.


Xem thêm: Công nghệ In 3D

► Ưu điểm:

In được hình ảnh, họa tiết, hoa văn phức tạp lên vải một cách dễ dàng như in lên giấy in ảnh
Ủi được trực tiếp trên vải, không phai màu khi giặt
In được trực tếp từ file thiết kế đồ họa hoặc hình ảnh
Mực in thấm trực tiếp vào áo nên không bị dính khi mặc
Linh động trong thiết kế, in được bất cứ vùng nào trên áo


►Nhược điểm:

Bản in chỉ đẹp khi thiết kế trên vải có màu sáng như trắng, xanh da trời, hồng phấn
Nếu bị kéo dãn quá mức hình sẽ bị bể
In được với số lượng ít
Giá thành in cao



►Kỹ thuật In Chuyển Nhiệt hình ảnh lên vải.


Chuẩn bị:

1. Áo thun trơn sáng màu, thành phần 65% cotton hoặc PE
( Tốt nhất chúng ta sử dụng loại vải nhiều polyester hình in sẽ đẹp hơn)

2. Hình in Bitmap hoặc vector có độ phân giải, kích thước hình phù hợp với nhu cầu (hình ảnh được chuyển phải mịn màng, rõ nét).
3. Mực In Nhiệt loại Hàn Quốc hoặc Trung Quốc.

4. Máy in phun Epson A3 hoặc A4 tùy theo hình in. Để In Chuyển Nhiệt bằng máy in phun chúng ta cần máy in phun in được mực chuyển nhiệt, đó là các dòng máy Epson.

5. Giấy chuyển nhiệt loại in lên vải sáng màu. 
Muốn in chuyển cho đẹp giấy in phải chuyển hết hoặc là chuyển tối đa mực lên vật liệu in, tốt nhất nên dùng giấy In Nhiệt Hàn Quốc.

6. Máy ép nhiệt loại A3 hoặc A4 tùy theo hình in. Tiếp đến là giấy in chuyển để in bằng máy in phun dùng mực chuyển qua vật liệu cần in bằng cách cho giấy đã in mực chuyển tiếp xúc với áo cần in và gia nhiệt (có thể dùng máy ép nhiệt hoặc bàn ủi.


Xem thêm: Kỹ Thuật In Hộp Giấy

Quy trình:
Bước 1: Thiết kế bản in bằng phần mềm máy tính, in ra bản in rõ nét và chất lượng với mẫu mã tùy thích theo sự lựa chọn của khách hàng.
Bước 2: Cắt tỉa, loại bỏ những phần thừa xung quanh hình ảnh vừa in ra.
Bước 3: Sau đó bạn đặt hình ảnh đã cắt chỉnh sửa hoàn tất theo hướng ảnh cần in vào máy in.
Bước 4: Đặt hình ảnh vào giữa áo thun và sử dụng máy Ép nhiệt với nhiệt độ 195*C đảm bảo bạn sử dụng đủ lượng nhiệt để chuyển hình ảnh vào áo thun.
Chuyên thiết kế, thi công: Cửa Nhôm Kính, Cầu Thang, Lan Can, Vách Ngăn Văn Phòng, Báo Giá Cửa Nhôm Xingfa giá rẻ, cửa kính cường lực giá rẻ, cửa nhôm Việt Nam giá rẻ, vách nhôm, vách kính pano, cầu …

Post a Comment