About team Maydongphuc Asia

12 phương pháp cụ thể SEO Onpage

Ở bài viết này, mình sẽ tổng hợp lại danh sách các việc mà bạn cần phải làm nếu muốn SEO Onpage cho website. SEO Onpage nói chung nó bao gồm nhiều công đoạn nhỏ khác nhau, công đoạn dễ có, và khó có. Việc nào dễ thì các bạn sẽ làm trước, việc khó thì nghĩ cách làm sau.

SEO Onpage là gì ?

12 phương pháp cụ thể SEO Onpage


SEO Onpage là 1 kỹ thuật trong SEO, đây là tập hợp các công việc mà bạn phải làm để tăng độ thân thiện của website bạn để nâng cao trải nghiệm người dùng.

Nếu trải nghiệm người dùng được cải thiện, thì google sẽ đánh giá website bạn cao hơn các đối thủ không làm tốt như bạn, và tất nhiên, thứ hạng website bạn trên kết quả tìm kiếm sẽ được tăng theo.

Ở bài viết này, mình sẽ giúp bạn có được cái nhìn khách quan nhất về những kỹ thuật mà bạn phải làm để SEO Onpage, bao gồm :

Tập trung vào nội dung.
Bố cục trang web, nội dung dễ nhìn
Thiết lập URL thân thiện
Phân bố từ khóa đúng cách
Sử dụng tiêu đềhợp lý
Phải có chế độ đọc cho mobile
Tăng tốc độ cho website
Sử dụng link out và link nội bộ
Tối ưu hóa hình ảnh
Sử dụng social sharing
Kéo dài thời gian người dùng ở lại trang
Giảm tỉ lệ Bounce Rate
Okie bắt đầu nhé !


1. Tập trung vào nội dung.

“Muốn SEO hơn đối thủ, tối thiểu bạn phải bằng hoặc hơn họ về mặt nội dung”. Đây là lời khuyên đầu tiên mình thường dành cho các bạn hay hỏi mình về phương pháp SEO.

Trong hầu hết các lĩnh vực, content luôn là king, nếu bạn làm content tốt, bạn sẽ rất tự tin để triển khai nhiều kỹ thuật SEO khác. Nếu bạn làm content dở, bạn sẽ gặp nhiều khó khăn.

Độc giả vào website bạn để làm gì ? – Để tìm nội dung họ cần. Vì vậy hãy cung cấp chính xác nội dung mà họ tìm đối với những từ khóa tương ứng. Bạn cung cấp thông tin sơ sài, họ sẽ nhấn nút back và đi tìm 1 trang khác có đầy đủ thông tin hơn.

Content cũng chính là nơi xây dựng thương hiệu quả bạn và kết nối bạn với khách hàng, nếu bạn bán hàng hay làm dịch vụ thì lòng tin của bạn phải được đẩy lên hàng đầu.

Không những có lợi cho SEO, còn rất nhiều lý do khác nữa mà bạn bắt buộc phải xây dựng content chất lượng, bạn có thể xem thêm tại bài viết tầm quan trọng của nội dung  trong việc xây dựng website để hiểu hơn tầm quan trọng của nó.

Hoặc tham khảo thêm nhiều thứ hay ho mà mình đã viết thư mục content marketing.

2. Bố cục trang web, nội dung dễ nhìn.

Một giao diện website dễ nhìn, phân bố thư mục hợp lý, trình bày gọn gàng và dễ đọc sẽ luôn tạo được ấn tượng cho độc giả. Mình tin với sự phát triển của công nghệ thì việc này sẽ không làm khó bạn, đặc biệt là các blog được làm bằng WordPress sẽ có rất nhiều giao diện có sẵn, cho dù bạn không biết code.

Bạn không nên sử dụng nhiều màu sắc cho trang web để rồi trang của bạn trừ khi bạn làm blog dành cho thiếu nhi 😆 . Hãy tăng sự chuyên nghiệp lên cao nhất có thể bằng những màu sắc chủ đạo gắn liền với thương hiệu của bạn.

Và cũng đừng viết nội dung “như viết tiểu thuyết”. Bạn hãy học cách xuống dòng, phân mục lục rõ ràng, sử dụng những câu in đậm, gạch chân, in nghiêng, checkpoint,…để giúp cho độc giả có thể dễ dàng nằm bắt những gì bạn muốn thể hiện hơn. Họ sẽ muốn biết điểm nhấn, trọng tâm của bài viết nằm ở chỗ nào.

Nếu bạn trình bày không rõ ràng, nhìn vào hoa mắt, người dùng sẽ không muốn đọc bài viết thứ 2 của bạn.

3. Thiết lập URLs thân thiện

URLs dài để làm gì ? Để nhồi nhét từ khóa vào URL, bài viết sẽ được tìm kiếm với nhiều từ khóa khác nhau ?

No, sai hoàn toàn, những kỹ năng nhồi nhét chỉ áp dụng vào 4-5 năm trước, thời điểm hiện tại, bạn càng nhồi nhét, trang web của bạn sẽ ngày càng đi xuống. Hãy đơn giản nhất có thể, chỉ cho 1 từ khóa chính vào URL, ví dụ bài viết này mình chỉ để đuôi URL (phần in đậm) ngắn gọn những gì mình muốn truyền đạt trong bài viết

https://kiemtiencenter.com/huong-dan-seo-onpage/

Simple is the best, và nếu bạn sử dụng WordPress thì bạn cũng nên vào Settings => Permalink, để theo hình sau :


4. Phân bố từ khóa đúng cách.

Nhớ là phân bố đúng cách nhé chứ không phải là nhồi nhét. Đúng cách bao gồm :

Từ khóa có trong tiêu đề(Nên để tiêu đề là thẻ H1)
Từ khóa có trong URL
 1-2 thẻ H1, H2 có chứa từ khóa
Từ khóa xuất hiện ở trong 100 từ đầu tiên của bài viết (1-2 lần)
Mật độ từ khóa xuất hiện đều đặn nhưng không được nhiều quá (tầm 0,5 đến 1,5% là hợp lý).
Nếu bạn sử dụng WordPress, thì các themes hỗ trợ SEO họ đã mặc định thẻ H1 là tiêu đề, nhưng hãy kiểm tra lại để chắc chắn việc này bằng cách bôi đen tiêu đề, chuột phải chọn kiểm tra thuộc tính, bạn sẽ thấy tiêu đề của bạn nằm trong thẻ H mấy :


Nếu nó là H2 hoặc H3, hãy sửa lại thành H1 tại phần cài đặt của themes (thường nó nằm trong này) hoặc trong mã nguồn themes (biết tí code mới vào vọc được )

Phần soạn thảo văn bản có lựa chọn thẻ, hãy chọn thẻ H2, H3 cho những mục lớn, và thỉnh thoảng có từ khóa trong những thẻ này :


5. Sử dụng tiêu đề hợp lý.

Tiêu đề là 1 tiêu chí chính để Google sẽ biết website bạn nói về chủ đề gì , tiêu đề không những phải có chính xác từ khóa cần SEO, mà còn phải hay để có thể nhận được nhiều lượt click trên kết quả tìm kiếm hoặc khi website của bạn được chia sẻ trên mạng xã hội.

Một số kỹ năng mà bạn cần phải tối ưu cho thẻ tiêu đề bao gồm :

Độ dài hợp lý, không quá ngắn hoặc không quá dài, sao cho hiện đầy đủ trên kết quả tìm kiếm (hoặc dài hơn 1 tẹo) là được.
Các tiêu đề trên cùng 1 website không được trùng lặp với nhau
Nội dung tiêu đề mang tính mời gọi click nhưng không được đánh lừa người đọc, không giật tit
Nếu bạn làm thương hiệu, thêm tên thương hiệu vào cuối tiêu đề để người đọc nhớ tới trang web của bạn
Những kỹ năng này đã được mình phân tích khá kỹ trong bài cách viết thẻ tiêu đề chuẩn SEO mà bạn có thể tham khảo qua.

Về tính mời gọi của tiêu đề, hãy sử dụng 1 số phương pháp hợp lý đã được các chuyên gia đo lường là có kết quả cao hơn những tiêu đề bình thường như :

Tiêu đề dạng danh sách : 5 cách làm acb…., 10 bước làm xyz….. Ví dụ : 12 công cụ hỗ trợ tạo Infographic cho Content Marketing
Tiêu đề dạng câu hỏi : Làm thể nào để abc….? Lam sao để xyz….Ví dụ : Làm thế nào để giảm tỷ lệ thoát trên blog một cách an toàn nhất ?
Tiêu đề dạng hướng dẫn : Hướng dẫn làm abc…, thủ thuật làm xyz,….Ví dụ : Hướng dẫn đăng ký thẻ Payoneer để nhận $25 miễn phí.
……Và 1 số cách đặt tiêu đề khác nữa mà đã được anh Ngọc phân tích khá chi tiết tại bài  viết tiêu đề như thế nào để nhận được nhiều click ?

6. Phải có giao diện cho mobile.

Sử dụng mobile lướt web, tìm kiếm thông tin, mua hàng đang là xu hướng và tỉ lệ này càng ngày càng tăng. Bạn muốn đi theo xu hướng hay giữ nguyên ?

Hầu hết các giao diện WordPress phổ biến mà được ra mắt (hoặc được nâng cấp) từ 2015 đến hiện tại sẽ tối ưu cho mobile, có nghĩa là có chức năng responsive.

Tuy nhiên tùy vào từng giao diện mà bạn phải xem lại qua điện thoại sao cho phù hợp, vì có thể bạn viết nội dung xong khi xem lại trên mobile nó sẽ bị lỗi hiển thị ở 1 số chỗ nào đó, bắt buộc bạn phải xem qua nội dung bằng điện thoại của bạn, nếu có lỗi gì ảnh hưởng thì sửa ngay, đảm bảo nội dung hiển thị tốt.

Ngoài ra nếu bạn nào làm các trang thương mại điện tử, bán hàng online nên có đội ngũ kỹ thuật tốt, đơn giản hóa quá trình đặt hàng trên điện thoại để tạo sự thuận tiện nhất cho khách hàng.

7. Tăng tốc độ cho website.

Trên 50% người dùng tại Mỹ cho biết họ sẽ cân nhắc vào việc có nên mua hàng hay không hoặc chuyển qua 1 trang web khác nếu tốc độ website tải chậm.

Nếu bạn không đủ khả năng để làm 1 website chạy siêu tốc thì tối thiểu website bạn cũng không nên quá chậm (tốt nhất là dưới 5 giây)

Một số thủ thuật không đến nỗi quá cao siêu mà bạn có thể áp dụng ngay khi sử dụng WordPress đó là :

Chọn 1 nhà cung cấp hosting/sever tốt, ổn định
Sử dụng các giao diện đơn giản, có tối ưu cho SEO
Không cài đặt quá nhiều plugin, đối với những plugin nào làm chậm trang của bạn, hãy cân nhắc về việc loại bỏ nó.
Tối ưu hóa hình ảnh có dung lượng nhẹ nhất có thể và kích thước hợp lý
Sử dụng bộ nhớ đệm (cache) bằng W3 Total Cache hoặc WP Rocket.
……
Bài viết 7 cách tối ưu tốc độ tải trang website WordPress cho người mới sẽ giúp bạn tìm hiểu kỹ hơn về việc này.

8. Sử dụng linkout và link nội bộ.

Các chuyên gia SEO đều khẳng định rằng nếu bạn để các linkout đến những bài viết liên quan đến nội dung, google có thể biết rõ hơn nội dung website bạn là gì và xếp bạn với thứ hạng cao hơn các trang web có cùng nội dung nhưng không có linkout.

Linkout là những link trỏ ra ngoài trang web khác, hoặc dẫn nguồn đến những tài liệu liên quan mà bạn muốn độc giả tìm hiểu thêm ở những nguồn ngoài.

Còn link nội bộ là link trỏ đến bài viết (nguồn dẫn) khác trong trang web của bạn, ở phía trên bạn có thể thấy mình dẫn nguồn đến 1 số link nội bộ, hoặc dưới này chẳng hạn :

Kỹ thuật xây dựng backlink nội bộ (internal link) trong SEO

Đang đọc đến phần link nội bộ, mà bạn thấy 1 đường link dẫn ra 1 nguồn khác đầy đủ hơn, liệu bạn có muốn click vào để tìm hiểu thêm ? Mình tin là có !

Vây lời khuyên ở đây đó là : Chỉ đặt linkout và link nội bộ tại những vị trí mà ở đó độc giả đang muốn tìm hiểu thêm thông tin hoặc muốn dẫn nguồn. Việc này sẽ không phát huy tác dụng nếu bạn để link tại những vị trí không cần thiết hoặc để cho có.

9. Tối ưu hóa hình ảnh.

Ở phần 7 mình có đề cập đến việc giảm dung lượng hình ảnh và kích thước ảnh hợp lý để tăng tốc độ tải trang. Ngoài việc này ra bạn còn nên đặt tên hình ảnh tương ứng đến nội dung đang nói tới.

Ví dụ bài viết này đang viết về hướng dẫn SEO Onpage, thì featured image của bài viết này mình có thể đặt là huong-dan-seo-onpage.jpg và thuộc tính alt của ảnh là huong-dan-seo-onpage (về thuộc tính alt thì nếu bạn đặt tên cho ảnh đúng chính xác thì nó sẽ tự động đặt thẻ alt cho bạn, không cần chỉnh sửa gì thêm)

Hình ảnh hay video nó cũng thuộc nội dung, vì vậy bạn hãy tối ưu để google hiểu hơn về nội dung bạn đang đề cập. Ngoài ra thỉnh thoảng bạn còn có thể thấy trang web của bạn có lượt truy cập đến từ Google Image.

Còn về nội dung trên ảnh, tốt nhất là bạn nên tự tạo ra hình ảnh, không download ảnh trên mạng. Nhiều bạn khó làm việc này, thậm chí mình cũng lấy nhiều ảnh có sẵn trên mạng vì chưa làm được ảnh, tuy nhiên số lượng ảnh bạn tự làm, tự tạo ra càng nhiều thì nội dung của bạn càng chất lượng. Vì google luôn đánh giá cao tiêu chí “UNIQUE” ở nội dung.

Tự chụp hay tạo ra hình ảnh tương đối khó, tuy nhiên nếu bạn làm được, nó sẽ rất tốt. Mình đang cố gắng tối ưu việc này. Ngoài ra những nội dung dạng hình ảnh infographics được đánh giá là có khả năng kéo dài thời gian người dùng trên trang khá tốt.

10. Sử dụng nút chia sẻ trên trang.

Ai cũng đều thích sự nhanh gọn, người dùng đang muốn chia sẻ bài viết của bạn lên trang cá nhân để lưu lại hoặc share cho người khác đọc mà phải copy link rồi dán thủ công thì khá là bất tiện.

Nút chia sẻ sẽ tối ưu việc này mà bạn có thể thấy hầu hết các website tin tức, blog đều có gắn.

Và bạn cũng khó có thể hình dung được nó hoạt động rất tốt như thế nào, đây là số liệu cụ thể lượt share thông qua những nút này trên blog kiemtiencenter của mình trong 1 tuần, và con số này càng tăng :



Đây là 1 kết quả khá tốt, mình luôn đặt nút share của Addthis lên toàn bộ các website khác. Bạn cũng có thể sử dụng những công cụ hoặc plugin có tính năng tương tự : Addthis, Sumome, Mashshare là những cái tên mình rất thích.

Nếu bạn sử dụng Addthis sẽ có nút share như trên blog của mình :


11. Kéo dài thời gian người dùng ở lại trang.

Thời gian trên trang là 1 tiêu chí SEO của Google, trang web nào có thời gian ở lại trang trung bình cao, thì trang đó có nội dung tốt (có nội dung hay thì người dùng mới ở lại lâu).

Việc kéo dài thời gian người dùng ở lại trang là 1 việc không đơn giản, nó cũng là 1 tập hợp của nhiều kỹ năng khác nhau, có 3 thứ quan trọng nhất đó là :

Bài viết phải đủ dài (khuyên nên từ 1000 từ trở lên) và chất lượng
Có infographics càng tốt (người dùng thích đọc content dạng này)
Có videos càng tốt nữa (người dùng thích xem hơn là đọc)
Bài viết trên 1000 từ không phải là 1 việc khá khó khăn, infographic và video có thể thuê hoặc tự làm. Làm thì làm được nhưng làm content/video hay, hình ảnh đẹp, chất lượng không phải là chuyện đơn giản.

Ngoài ra còn nhiều yếu tố nữa đương nhiên ảnh hưởng đến thời gian níu giữ độc giả ở lại (trong đó bao gồm nhiều yếu tố có mặt trong 11 mục mình nêu ở bài viết này)

Giao diện thân thiện, dễ đọc
Đặt link nội bộ đúng chỗ
Tặng quà cho độc giả (kết hợp thu thập email)
…..

12. Giảm Bounce Rate

Bounce Rate là tỉ lệ thoát trang sau khi độc giả chỉ đọc 1 bài viết trong trang web của bạn và thoát ra ngoài, không đọc thêm bài viết nào khác.

Tỉ lệ này càng cao, chất lượng website của bạn càng tệ, và bạn phải tìm cách cho độc giả click vào các bài viết khác và tiếp tục đọc. Kỹ năng này không phải dễ, nó phụ thuộc vào năng lực của bạn khá cao, tuy nhiên có những cách tối ưu đơn giản mà bạn có thể thực hiện đó là :

Đặt widget bài viết được đọc nhiều và bài viết liên quan ở phía bên phải và cuối những bài viết.
Đặt link nội bộ tại những đoạn cao trào, người đọc có khả năng muốn tìm hiểu thêm cao
Tạo menu và footer rõ ràng.
Tạo những bảng/nút dẫn đến bài viết chủ đạo trong trang của bạn.

Kết luận:

Tối ưu Onpage là 1 việc không phải 1 sớm 1 chiều, bạn phải luôn luôn cải thiện chất lượng website của bạn, từ giao diện đến nội dung, đến những thứ nhỏ nhặt khác qua từng giai đoạn phát triển.

Bài hướng dẫn SEO Onpage này như 1 checklist những công việc mà bạn cần làm để cải thiện SEO Onpage cho trang web/blog 1 cách tốt nhất, bạn có thể lưu/share lại và lấy ra xem những lúc cần thiết.

Tại 1 số mục quan trọng, mình đều có những bài viết sâu hơn và cụ thể hơn, bạn có thể kéo lên truy cập vào những link tương ứng để tiếp tục tìm hiểu.

Và nếu có thời gian, hãy tập phân tích cách mình trình bày (tốt nhất là ở những bài viết mới nhất) hoặc những bài mà mình lên top, hoặc cách mình phân bố vị trí các mục trong trang. Những thứ này mình đã tối ưu, có thể nó chưa được hoàn hảo nhưng dù gì cũng mang lại kết quả khá tốt.

Ngoài những kiến thức SEO trong blog của mình ra, bạn có thể tham khảo thêm tại : Dịch vụ thiết kế web trọn gói giá rẻ tại tphcm

👉 Thuộc team https://saigonlist.com/

Chuyên thiết kế, thi công: Cửa Nhôm Kính, Cầu Thang, Lan Can, Vách Ngăn Văn Phòng, Báo Giá Cửa Nhôm Xingfa giá rẻ, cửa kính cường lực giá rẻ, cửa nhôm Việt Nam giá rẻ, vách nhôm, vách kính pano, cầu …

Post a Comment